Nhiệm vụ của Rơ le?
Nhiệm vụ của các thiết bị bảo vệ rơ le là phát hiện và nhanh chóng loại trừ phần tử bị sự cố ra khỏi hệ thống điện nhằm ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả tai hại của sự cố. Ngoài ra, thiết bị bảo vệ còn ghi nhận và phát hiện những tình trạng làm việc không bình thường của các phần tử trong hệ thống điện. Tùy mức độ quan trọng của thiết bị điện mà bảo vệ rơ le có thể tác động đi báo tín hiệu hoặc cắt máy cắt điện.
Thiết bị tự động được dùng phổ biến nhất để bảo vệ các hệ thống điện hiện đại là các rơ le. Ngày nay, khái niệm rơ le thường dùng để chỉ một tổ hợp thiết bị thực hiện một hoặc một nhóm chức năng bảo vệ và tự động hóa hệ thống điện, thỏa mãn những yêu cầu kỹ thuật đề ra đối với nhiệm vụ bảo vệ cho từng phần tử cụ thể cũng như cho toàn bộ hệ thống.
Rơ le trung gian
Phân loại Rơ le
Rơ le là thiết bị chính trong hệ thống thiết bị bảo vệ Rơle để chỉ tác động chuyển mạch, chuyển trạng thái. Phần tử rơ le nhận một tín hiệu đầu vào (X) hay một số tín hiệu đầu vào (X1, X2, X3,…) thường là những tín hiệu tương tự, biến đổi và so sánh tín hiệu này với ngưỡng tác động để cho tín hiệu đầu ra (Y) dưới dạng xung rời rạc với hai trạng thái đối lập: có xung (trạng thái 1) và không có xung (trạng thái 0).
-
Ký hiệu rơ le làm việc với một đại lượng đầu vào.
-
Ký hiệu rơ le làm việc với nhiều đại lượng đầu vào.
-
(c,d) Đặc tính khởi động, trở về của rơle cực đại với một đại lượng đầu vào.
-
(e,g) Đặc tính khởi động, trở về của rơle cực tiểu với một đại lượng đầu vào.
Ngoài cách phân loại theo công nghệ chế tạo, rơle còn được phân loại theo:
Đại lượng đầu vào:
-
Đại lượng đầu vào kí hiệu là RI
-
Đại lượng đầu vào kí hiệu là RU
-
Rơ le công suất kí hiệu là RW
-
Rơ le khoảng các kí hiệu là RZ, Z<
-
Rơ le tần số kí hiệu là Rf
-
Các rơle với các đầu vào vật lý khác: nhiệt độ, tần số, tốc độ
Chức năng trong sơ đồ:
-
Rơ le trung gian kí hiệu là RG
-
Rơ le thời gian kí hiệu là RT
-
Rơle tín hiệu kí hiệu là Rth